Khuôn làm bánh

Bánh trung thu

Bánh trung thu thường có hai loại là bánh nướng và bánh dẻo.

Khuôn làm bánh trung thu

Khuôn làm bánh trung thu giúp bạn tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt dành tặng cho người thân, bạn bè.

Đèn ông sao

Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài, cán cao quá đầu…

Bánh dẻo trung thu

Bánh dẻo là món bánh không thể thiếu trong Tết trung thu.

Khuôn bánh trung thu rau câu

Khuôn bánh trung thu rau câu.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Thơ về Tết Trung Thu

Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu:

Thu cảnh kim tiêu bán
Thiên cao nguyệt bội minh
Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh
Bản dịch của Thái Giang:

Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng

Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:

Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Thơ về Tết Trung Thu

Quý khách đặt mua Khuôn Làm Bánh Trung Thu tại đây:

Các loại bánh trung thu

Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.

Bánh nướng

Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường.


Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.

Bánh dẻo

Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

Hát trống quân

Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Tục tặng quà

Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh.

Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 - 250gr khoảng 100.000 - 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh. Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi cứ chạy lòng vòng từ người nọ sang người kia.

Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sốfng khá lên sau đổi mới, nó có thể là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn.

Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi.

Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn. Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức. Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này.

Đặt mua Khuôn Làm Bánh Trung Thu tại đây:

Tết Trung thu

Tết Trung Thu (chữ Nôm: 節中秋. Trung: 中秋节 (Trung thu tiết)/ Zhōngqiū jié) theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.

Ý nghĩa tết Trung Thu

Nguồn gốc

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Tết Trung thu

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.

Hoạt động chính

Theo truyền thống, Trung thu là Tết đoàn viên, đó là khoảng thời gian đại gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức tách trà xanh ấm áp với miếng bánh trung thu ngọt ngào và cũng là dịp để bày tỏ và thắt chặt mối quan hệ thâm giao.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Bàn thờ ngày lễ Tạ ơn tại Hàn Quốc

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.[1] Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.

Tại Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày này là lễ tạ ơn (Chuseok), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm.

Ngắm Trăng rằm

Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước và những buổi nướng thịt ngoài trời đã trở thành dịp để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp trong công ty. Đến năm 2011, thành phố Đài Bắc chỉ định 11 công viên ven sông để làm nơi nướng thịt ngoài trời cho công chúng. Tại Hồng Kông và Macau, ngày tiếp sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, bởi vì có rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm trước.

Những năm gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành một mối quan tâm của công chúng, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu tại Hồng Kông đã áp dụng việc giảm vật liệu đóng gói để giới hạn rác thải. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng tạo ra các loại mới của bánh trung thu, chẳng hạn như bánh trung thu kem và bánh trung thu da tuyết.

Ngắm trăng

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

Khuôn làm bánh trung thu 2015

Năm nào cũng vậy, dịp tháng 7 về , khí trời thoát khỏi cái nóng lực oi bức cùa mùa hè là chúng ta đã cảm nhận thấy chớm thu, và cũng là lúc để mỗi đứa con, ông bố, bà mẹ ...trong gia đình mong ngóng dịp trung thu đoàn tụ với người thân cùng nhau chia sẻ những miếng bánh trung thu bên ánh trăng vàng.

Dù cuộc sống có ngày càng bận rộn và hối hả nhưng có thể thấy rằng, các chị các mẹ ngày nay đang có xu hướng tự làm cho mình những chiếc bánh trung thu hơn là việc phải đi mua sẵn. Hiện nay, các nhà sản xuất đã rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dùng với rất nhiều loại bánh khác nhau ngoài bánh nướng và bánh dẻo truyền thống như : bánh trung thu trà xanh, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu khoai môn...Tuy nhiên, có thể thấy khi mà chất lượng cuộc sống đi lên, các chị em đã không còn coi mua bánh trung thu là lựa chọn duy nhất, dù có bận rộn đến mấy họ cũng giành chút thời gian làm cho người thân và bạn bè những chiếc bánh tự làm đầy ý nghĩa và đảm bảo.

Đồ làm bánh trung thu

Hiện nay để làm được bánh trung thu không còn quá khó khi các đồ làm bánh được bán khá nhiều và phổ biến tại Việt Nam. Đầu tiên là nguyên liệu làm bánh trung thu với bột bánh, đường, nhân bánh được làm sẵn, các chị em không cần phải sơ chế hay chế biến gì hết, bây giờ quan trọng hơn là phải học cách làm và có 1 chiếc khuôn bánh trung thu.

Khuôn làm bánh trung thu 2015

Học làm bánh cũng không khó, các bạn có thể tìm nhanh 1 lớp học làm bánh ở các đơn vị dạy làm bánh, chỉ mất tầm nửa tháng là bạn đã có thể biết làm 1 số loại bánh cơ bản. Nhưng không đâu bằng tinh thần tự học, đã có rất nhiều chị em không cần tìm lớp, thay vào đó họ đi mua nguyên liệu làm bánh và các dụng cụ về nhà, tự mày mò trên Internet, Youtube, xem video và làm theo. 1 lần có thể thất bại, 2 lần chưa được ngon và đẹp nhưng đến lần thứ 3 thì không còn gì để nói, nó không thực sự đẹp như những chiếc bánh ngoài hàng, quan trọng là ngon và đảm bảo cho sức khỏe.

Khuôn bánh trung thu là dụng cụ làm bánh cơ bản không thể thiếu, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cá nhân cũng như các cửa hàng bán khuôn bánh trung thu, các loại khuôn có thể dễ nhận thấy như khuôn nhựa, khuôn gõ, khuôn nhận, khuôn gỗ, khuôn nhựa với nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau...Người làm bánh hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu làm bánh của mình.

Trong đó đáng chú ý là khuôn bánh trung thu lò xo. Với ưu điểm là gọn nhẹ, nhiều khối lượng khác nhau như 100 gr, 125g, 150g, 200gr, các chị các mẹ có thể tha hồ lựa chọn. Thêm nữa, khuôn nhựa này còn có đặc điểm là có rất nhiều mặt hoa văn khác nhau, từ 3-5-6-8 mẫu bánh khác nhau, đa dạng hóa sự lựa chọn cho các bà nội trợ làm bánh. Cách sử dụng cũng rất dễ dàng và tiện lợi, khuôn bánh có sẵn lò xo, bạn chỉ cần đưa mẫu vào, sau khi đã có hỗ hợp bánh với nhân thì cho vào và ấn nhẹ là có thể tạo ra 1 tác phẩm bánh trung thu cho mình rồi. Và sau khi sử dụng có thể lau rửa 1 cách rất dễ dàng.

Các loại khuôn làm bánh trung thu, các chị em có thể tìm mua ở Bánh Ngon với giá tốt nhất và sản phẩm chất lượng nhất nhé.

Quý khách đặt mua Khuôn Làm Bánh Trung Thu tại đây:

Kinh nghiệm chọn mua khuôn bánh Trung Thu

Một mùa trung thu nữa lại đang đến, trong cảm nhận của mình thì Trung Thu luôn có một không khí rất riêng, có lẽ sau ngày Tết cố truyền thì Trung Thu là dịp lễ rộn ràng thứ hai trong năm, bởi chính ở cái không khí nhà nhà làm bánh, người người làm bánh trung thu, y như làm bánh chưng Tết Nguyên Đán vậy.
Ngày càng có nhiều chị em phụ nữ thích tự mày mò làm bánh trung thu cho gia đình và người thân thưởng thức vào dịp tết này. Với nhiều người, việc làm bánh trung thu thành thú vui “truyền thống”, tâm trạng rộn rịp chuẩn bị đủ thứ nguyên liệu và dụng cụ từ trước đó hàng tháng, cảm giác có khi còn vui hơn cả làm bánh chưng Tết ấy chứ :D Có lẽ bởi vì các nguyên liệu cho làm bánh Trung Thu đủ thứ lỉnh kỉnh, mỗi năm các chị em lại muốn thử làm thêm các kiểu bánh mới, hình thức mới, hương vị mới, nên chuẩn bị sớm và kĩ lắm.
Nhiều chị em đã trở nên rất chuyên nghiệp và việc làm bánh Trung Thu thực sự dễ dàng, không khó như nhiều người nghĩ. Với nhiều các bạn trẻ mới tập làm bánh, lĩnh vực bánh trung thu xem ra còn rất mới mẻ và khó khăn, nhưng không làm giảm đi sự nhiệt tình muốn thử sức của các bạn. Mình thường xuyên nhận được những câu hỏi nhờ tư vấn về cách lựa chọn mua khuôn bánh trung thu thế nào, làm bánh như thế nào, nguyên liệu gì..vv… Vì thế, để cho đầy đủ, mình quyết định viết một bài chia sẻ về kinh nghiệm lựa chọn khuôn bánh Trung Thu của cá nhân mình.

Khuôn gỗ, khuôn nhựa, khuôn lò xo, khuôn silicon, chọn khuôn nào?

1. Khuôn gỗ là khuôn truyền thống và “cổ xưa” nhất, với ai có tính cách chuộng truyền thống, ưa cổ điển, thì vẫn sẽ lựa chọn khuôn gỗ, có lẽ là bởi yêu thích cái cảm giác cầm khuôn gỗ nằng nặng tay, gõ bánh xuống bạn đánh “cộp” một cái để cái bánh rơi ra. Nhưng theo thời gian và sự phát triển của các công cụ mới, khuôn gỗ đã bộc lộ những hạn chế so với khuôn nhựa:
moulds
– Giá thành cao hơn khuôn nhựa khá nhiều. 1 khuôn gỗ chỉ có một pattern (kiểu hoa văn), nếu muốn có nhiều pattern (mặt) thì phải mua nhiều khuôn => tốn khá nhiều tiền.
– Bảo quản khó hơn, khó làm vệ sinh. Rửa khuôn gỗ rất khó và tốn nhiều thời gian để làm sạch các kẽ hoa văn.  Nếu rửa không sạch sẽ dễ lên mốc. Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều như  ở VN thì hầu hết khuôn sẽ rất dễ bị mốc.
– Khuôn gỗ  thường nặng và cồng kềnh, to hơn khuôn nhựa, nên sẽ chiếm nhiều diện thích của tủ cất đồ, mỗi khi cần đem đi cũng bất tiện hơn.
– Mỗi lần dùng khuôn gỗ lại phải đem ngâm dầu vài ngày cho khuôn ngấm dầu, nhất là với khuôn mới mua, khi làm mới róc bánh, mà vẫn cần phải dùng nhiều bột áo.  Việc dùng nhiều bột áo chống dính làm cho bánh ra hoa văn không sắc nét. Các khuôn gỗ khắc không khéo các hoa văn cũng không đều  nhau và bánh ra không sắc nét.


url
Cách đây 5, 6 năm, khi mình lần đầu làm bánh trung thu, và khi khuôn nhựa còn chưa phổ biến, thì mình mua khuôn gỗ, nhưng những năm sau  này mình đã không dùng khuôn gỗ nữa.
2. Khuôn nhựa
– Khuôn nhựa có tay cầm và hệt như khuôn gỗ, chỉ khác chất liệu là nhựa. Ưu điểm là giá thành rẻ hơn nhiều lần, nhẹ hơn,  nhưng gõ bánh không sướng bằng khuôn gỗ.
– Khuôn nhựa giá rẻ thường có hoa văn không sắc nét, và ít hoa văn hiện đại.
2013_9_15-Mooncake-Jelly-Shots-1-580
3. Khuôn lò xo

– Những năm gần đây, khuôn bánh Trung Thu lò xo ngày càng được ưa chuộng bởi chúng có nhiều tính chất trội hơn hẳn khuôn gỗ và khuôn nhựa.
– Giá thành rẻ hơn hoặc ngang khuôn gỗ, chất liệu nhựa cứng, lò xo chắc chắn nên khuôn cầm trên tay vẫn cho cảm giác  rất “thích tay”.
– Vệ sinh khuôn rất dễ dàng, sạch sẽ, không bao giờ lo ẩm mốc. Khuôn nhẹ và gọn gàng, rất dễ bảo quản.
– Có lẽ thích nhất là khuôn lò xo thường có rất nhiều mặt hoa văn cho 1 khuôn, nên các chị em tha hồ thay đổi hình thức bên ngoài của bánh.
– Dùng khuôn lò xo, khi lấy bánh ra rất nhẹ nhàng và dễ dàng, hầu như không lo bánh bị dính.
– Khuôn lò xo có nhiều pattern bánh rất trẻ trung, hiện đại, dễ thương, lãng mạn cũng có mà phù hợp với trẻ con cũng có, nên rất nhiều người thích. Mỗi năm khuôn lò xo lại có thêm những mẫu hoa văn mới, nói chung là rất up-to-date :D
– Khuôn lò xo được khắc công nghiệp bằng máy nên hoa văn ra rất sắc nét.

4. Khuôn silicon

Loại khuôn chất liệu silicon, hoặc khuôn nhựa trong, mỏng được dùng để làm bánh trung thu thạch, hay còn gọi là bánh TT rau câu. Mấy năm nay nhiều  người làm thạch rau câu với hình thức bên ngoài, và cả bên trong, giống hệt chiếc bánh trung thu truyền thống. Những chiếc bánh cũng khá thú vị, làm cho không khí tết trung thu thêm đa dạng. Những khuôn này không dùng để làm bánh nướng bánh dẻo truyền thống được nhé. Chỉ làm bánh trung thu rau câu thôi.
Chọn cỡ khuôn thế nào?
Khuôn bánh TT được định cỡ bằng định lượng của chiếc bánh. Hiện nay trên thị trường có các khuôn cỡ: 50g, 75g, 100g, 125g, 150g và 200g.
“Ngày xưa”, các bánh TT thường phổ biến với khối lượng 150g và 200g, bánh to và nặng như trong kí ức của nhiều người thế hệ mình. Những năm gần đây, xu hướng làm bánh TT nhỏ hơn trở nên phổ biến, có lẽ vì bánh trung thu vốn khá ngọt nên mọi người cũng không ăn nhiều. Những chiếc bánh cỡ nhỏ dưới 100g trông rất xinh xắn, nhìn rất yêu. Nhiều mẹ làm bánh cho các bé với hình kitty, doraemon thì làm bánh nhỏ xíu 50g các con sẽ rất thích.
Vì vậy, tuỳ theo mục đích làm bánh: để tặng người lớn tuổi, tặng người yêu, tặng bạn bè, hay tặng trẻ con… mà bạn có thể lựa chọn mẫu hoa văn và cỡ khuôn phù hợp.

Hẹn các bạn ở bài viết về các nguyên liệu làm bánh trung thu nhé. Đây cũng là bài viết để tổng hợp giải đáp thắc mắc của nhiều bạn mới bắt đầu làm bánh trung thu, vì những câu hỏi liên quan này mình cũng đang được rất nhiều bạn hỏi :)

Cách đóng bánh với khuôn trung thu lò xo

Theo yêu cầu của nhiều bạn, mình đăng video cách đóng bánh dùng khuôn lò xo vuông nhé.  :-)

Dùng khuôn lò xo khá thích vì bánh ấn ra rất chắc , hoa văn sắc nét, mình thích dùng hơn khuôn không lò xo và khuôn gỗ. Chỉ có một vấn đề là do viên bánh hình cầu nên đôi khi bánh không tràn ra hết khuôn. Làm cho mặt bánh bị vồng cao trong khi các góc lại thiếu hụt, cong vào, làm cho  bánh không được vuông vắn.

Cách khắc phục của mình là ép bánh 2 lần. Lần thứ nhất ép nhẹ xuống để bánh dàn đều. Lần thứ hai mới ép mạnh để tạo hình cho bánh. Lưu ý trong suốt quá trình ép cần giữ chặt khuôn để khuôn không bị xê dịch và bánh tràn ra ngoài. Cụ thể hơn các bạn có thể xem trong video nhé.

Ngoài ra, mình có nhận được phản hồi của một số bạn về việc bột vỏ bánh sau khi trộn xong quá khô hoặc quá ướt. Mình xin nêu lại cách khắc phục như sau:

Bản thân công thức không làm cho vỏ khô hay ướt (nên đừng đổ tại công thức mà vỏ bánh sau khi trộn bị ướt, tội nghiệp công thức lắm  :-( ). Có thể do nước đường hơi loãng, hoặc hơi non, hoặc bột hút ẩm kém, hoặc nhiệt độ phòng ẩm, hoặc … nhiều lí do khác mà bột sau khi trộn xong có thể khô hoặc ướt. Thường thì ngay sau khi trộn xong bột sẽ khá dính. Nhưng sau khi để nghỉ khoảng 30 – 60 phút, bột sẽ khô và dẻo hơn. Nếu lúc này bột vẫn còn dính thì các bạn có thể cho thêm ít bột mì khô vào nhồi cùng, đến khi cảm thấy bột không còn ướt nữa, và đủ dẻo để cán thành miếng mỏng (đừng trộn nhiều bột quá, vỏ bánh sẽ bị khô). Ngược lại, nếu bột quá khô và bở, hãy thêm chút nước hoặc dầu ăn, và nhồi đến khi thấy bột ẩm và dẻo trở lại.

À, còn về việc chống dính khuôn, thường thì chống dính bằng dầu ăn mình thấy rất rất ổn. Nếu bánh vân bị dính các bạn có thể quét thêm dầu (hoặc quét dầu kĩ hơn). Nhớ kiểm tra xem có vụn bột bánh dính ở bên trong khuôn, nhất là ở phần mặt khuôn thì dùng que tăm, lấy các vụn bột này ra hết, rồi mới đóng bánh tiếp theo nhé.

Vậy thôi, giờ là video. Mai mình sẽ đăng nốt quá trình quét trứng của mình nha  :-)

Nếu không xem được video tại blog, các bạn có thể xem trực tiếp tại YouTube theo link:

Nguồn: Savourydays
Sưu tầm: Khuôn Làm Bánh